NHẬN BIẾT DÂU TÂY ĐÀ LẠT VÀ DÂU TÂY TRUNG QUỐC
Hình dạng quả dâu Đà Lạt không đồng đều, trái vừa phải không quá to và mềm. Dâu Trung Quốc rất đều, quả cứng mịn, màu đỏ sậm đẹp.
Cuối năm 2013, Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lấy mẫu dâu tây Trung Quốc và dâu Mỹ đá Đà Lạt để so sánh, kết quả cho thấy có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại. Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng nhận biết, nhận dạng đặc điểm dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt.
Đặc điểm |
Dâu Đà Lạt |
Dâu Trung Quốc |
Hình dạng trái |
Quả không đồng đều |
Độ đồng đều cao |
Kích thước trái |
Quả vừa phải, không quá to |
Quả to |
Độ cứng quả |
Mềm, không nhẵn mịn |
Quả có độ cứng, mịn |
Màu sắc |
Đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng |
Màu đỏ sậm rất đẹp mắt |
Phần dài quả (phủ cuống) |
Mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt |
Màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen |
Mùi vị |
Mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh |
Không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh |
Ngoài ra, người tiêu dùng còn có cách nhận biết khác là dâu Trung Quốc có thể để từ 7 đến 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không hề bị héo hay thối quả, trong khi dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày.
Các cán bộ kỹ thuật của Chi Cục bảo vệ thực vật cho rằng, việc dâu Trung Quốc có thể để được thời gian dài rất có thể do sử dụng chất bảo quản.
Thập niên 40 của thế kỷ 20, người Pháp đưa dâu tây tới Đà Lạt. Khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố cao nguyên này cho chất lượng cũng như mùi vị trái dâu rất đặc biệt. Tuy nhiên, diện tích trồng hạn chế nên sản lượng dâu tây Đà Lạt không thể đáp ứng đủ thị trường trong nước vào những tháng nghịch vụ (mùa mưa).