Halafruitonline

Phân biệt mắc ca Đà Lạt và mắc ca Trung Quốc.

Vũ Thị Hoa Wednesday, 18 May, 2022

BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH PHÂN BIỆT MACCA TRUNG QUỐC VÀ MACCA LÂM ĐỒNG CHƯA ?
Trong hành trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu sạch để đưa đến tay người tiêu dùng, chính tôi đã đóng vai thương lái tìm mua Macca số lượng lớn, qua nhiều mối giới thiệu tôi gặp A Thoòng, một người chuyên nhập Macca Trung Quốc số lượng lớn về Việt Nam. Macca Trung Quốc về Việt Nam đã từ rất lâu, và càng mạnh hơn khi các bài báo đưa tin về Macca và người dân cũng biết đến Macca nhiều hơn. Để tìm hiểu sâu hơn về Macca Trung Quốc tại Việt Nam, tôi đã bỏ ra 2 tháng để tìm hiểu vì sao Macca Trung Quốc luôn có hàng và hàng luôn dòn. 
- Thứ nhất: Trung Quốc là một trong những quốc gia phát triển Macca đầu tiên trên thế giới, và cũng là quốc gia có diện tích Macca lớn nhất thế giới. Trung Quốc đi trước chúng ta 15-20 năm về cây Macca. Họ đã quá “sành điệu“ trong cái món này kể từ khâu ươm giống, trồng lẫn sản xuất và phân phối.
- Thứ hai : vì sao Macca Trung Quốc luôn dòn dù không cần hút chân không? Câu trả lời có lẽ phải nhờ đến các cơ quan chức năng. Vì bản thân tôi cũng không dám sử dụng.
Để tìm hiểu thêm về Macca Trung Quốc hàng tiêu chuẩn quốc gia có ngon bằng hàng Lâm Đồng không? Tôi đã tìm đặt mua từ rất nhiều nguồn chất lượng tốt và uy tín của Trung Quốc, tôi luôn ghi chép và chụp hình lại làm tư liệu. Sau khi thử khá nhiều nguồn thương hiệu uy tín Trung Quốc, cá nhân tôi cảm nhận chất lượng vẫn chưa thể bằng Macca Lâm Đồng. Macca Trung Quốc vì đã đi vào sản xuất công nghiệp lớn, nên họ dùng phương pháp cưa vỏ cứng sau đó mới sấy. Phương pháp này có ưu điểm nhanh, tiện lợi nên sản xuất được số lượng lớn, đường cưa nhìn rất đẹp. Song vì sản xuất số lượng lớn nên bảo quản trong thời gian dài là điều khó tránh khỏi, vì vậy Macca bị hôi dầu. Hơn nữa khi dùng phương pháp cưa, mùn cưa của vỏ cứng vô tình lọt vào trong nhân, khi mang vào máy sấy, mùn cưa này bị cháy trước khi nhân chín, nên Macca Trung Quốc thường bị hôi mùi mùn cưa này.
Và mặc dù Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, nhưng chất lượng macca Trung Quốc lại thua xa Macca ÚC và càng không thể so sánh với Macca Việt Nam. Các chuyên gia TQ đã thừa nhận rằng, Macca TQ sẽ khó có được các lợi thế thổ nhưỡng như quê hương của loại cây này và cũng không thể so sánh với Tây Nguyên - Việt Nam vì Trung Quốc là đất nước có thời tiết khí hậu khắc nghiệt và đất đai kém màu mỡ.
Trung Quốc với khoảng 69,960 ha Macca, có hơn 10,000 ha đang cho quả với sản lượng 12,000 tấn hạt (sản lượng không cao so với Macca Việt Nam). Mặc dù trong quá trình sản xuất Macca thì hầu hết các nhà máy tại Trung Quốc vẫn chưa hoạt động hết được công suất do nhu cầu về Macca tại Trung Quốc quá lớn, chưa bao giờ đáp ứng được hết nhu cầu của người dân. Vậy tại sao Việt Nam vẫn có hàng Trung Quốc? Đó chính là nguồn Macca kém chất lượng với Size nhỏ, tỷ lệ hạt bị hỏng nhiều, vỏ hạt rất dày do thu quả non. Còn hàng tiêu chuẩn tốt hơn được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các nước Châu Âu.
Theo như tìm hiểu của tôi Macca Trung Quốc cũng có nhiều loại: 
- Loại A – Macca chất lượng tốt => xuất khẩu sang các nước Châu Âu
- Loại B – Macca tiêu chuẩn quốc gia => tiêu thụ trong nước
- Loại C – Macca tiêu chuẩn thấp => Tiêu thụ tại Việt Nam và các nước lân cận
Loại C này được bán hầu hết các chợ đầu mối tại Tp HCM. Gần như 100% Macca tại các chợ này là xuất xứ từ Trung Quốc. Sau khi về tới VN, nếu đại lý kĩ tính sẽ cắt bỏ lớp bao bì có in chữ Trung Quốc đóng vào túi nilon lớn bày bán. Còn những đại lý không có thời gian thì họ để nguyên túi có bao bì thương hiệu Trung Quốc.
Thậm chí Macca Trung Quốc về tận vùng sản xuất Macca tại Lâm Đồng. tại các chợ Đà Lạt, Chợ Liên Nghĩa - Đức Trọng, và một số chợ trung tâm cũng chỉ có khoảng 5-10 % các đại lý bán hàng của Lâm Đồng, còn hầu hết đang bán hàng của Trung Quốc mặc dù họ nói rằng đó là Macca Lâm Đồng. 
Vậy làm cách nào để nhận biết Macca Lâm Đồng và Macca Trung Quốc
MACCA LÂM ĐỒNG :
- Được sấy nứt thủ công, khe nứt nhỏ, 
- Ăn có vị thơm, bùi, béo, ngọt, dòn tự nhiên.
- Dễ tách hạt, vỏ mỏng hơn, chắc hạt, ít bị hôi dầu.
MACCA TRUNG QUỐC
- Đường cưa chuyên nghiệp, đẹp mắt
- Ăn ít mùi thơm, không ngọt , ít béo
- Dù được cưa nhưng rất khó tách hạt, vỏ dày, tỉ lệ hạt hỏng nhiều, bị hôi dầu nhiều.
Một lưu ý quan trọng là Macca Lâm Đồng sau khi sấy nứt, sau 6-7 tiếng thường được hút chân không luôn để tránh bị hút ẩm do thời tiết Lâm Đồng độ ẩm cao và bị tách hạt khỏi vỏ ( do phương pháp nứt thủ công nên hạt dễ bị tách). Theo như lời tâm sự rất chân tình của người anh trong nghề về việc nứt thủ công thì việc nhập máy cưa hạt là rất đơn giản và chi phí không cao, nhưng nông dân Lâm Đồng không muốn dùng phương pháp này để tránh bị nhầm lẫn với Macca Trung Quốc. Mặc dù sẽ vất vả và mất nhiều thời gian hơn. Nhưng quyết tâm xây dựng hình ảnh thương hiệu riêng nên hội nông dân Lâm Đồng vẫn đang nghiên cứu tìm cách sản xuất chuyên nghiệp hơn mà vẫn giữ được thương hiệu của Macca Lâm Đồng.
Kể từ năm 2010 khi Macca được người dân biết đến nhiều hơn, Macca tại Lâm Đồng cũng như các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và Macca Việt Nam nói chung chưa khi nào đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, vì đa phần cây Macca mới chỉ 1-2-3 năm tuổi, vài nơi cho thu bói người dân giữ lại làm giống cho năm sau. Đến năm 2015 khi tập đoàn Him Lam cùng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPost Bank) đề xuất dự án đầu tư phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, sản lượng Macca đã nhiều hơn nhưng vẫn chỉ như muối bỏ biển giữa nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn của người dân.
Macca Lâm Đồng nói riêng và Macca Việt Nam nói chung đang trong quá trình hình thành và phát triển, vì thế trong vài trò người tiêu dùng, chúng ta hãy cùng xây dựng và phát triển thương hiệu Macca của Việt Nam. Đừng nhầm lẫn, đừng nôn nóng để đẩy người nông dân vào thế “thu non”.

Bạn đang xem: Phân biệt mắc ca Đà Lạt và mắc ca Trung Quốc.
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Danh sách so sánh
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Hệ thống cửa hàng